RÒ LUÂN NHĨ LÀ GÌ ?
Xuất hiện như một lỗ nhỏ hoặc hố trên da, thường chỉ ở phía trước của vành tai trên, chỗ sụn của vành tai tiếp giáp với mặt. Lỗ dò luân nhĩ có thể xảy ra ở một bên của tai (đơn phương) hoặc cả hai bên (song phương). Những người bị ảnh hưởng thường không có bất kỳ triệu chứng nào khác trừ khi bị nhiễm trùng.
TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP:
Một lỗ nhỏ có thể nhìn thấy ở phía trước của một hoặc cả hai tai.
Một lỗ mở xuất hiện khá giống như lúm đồng tiền.
Sưng, đau, sốt, mẩn đỏ hoặc mủ trong và xung quanh hố, báo hiệu nhiễm trùng như viêm mô tế bào hoặc áp xe.
Một khối u không đau phát triển chậm ngay bên cạnh lỗ mở, báo hiệu u nang. U nang cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Các hội chứng liên quan:
Các dái tai bất đối xứng và lưỡi lớn bất thường kèm theo có lỗ ở phía trước tai có thể là dấu hiệu của hội chứng Backwith – Wiedemann. Hội chứng này có liên quan đến các bất thường ở bụng, gan và thận.
Lỗ hoặc hố ở phía bên cổ, hố ở phía trước tai, mất thính lực và bất thường về thận có thể là dấu hiệu của hội chứng Branchio-Oto-Renal.
Nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để được tư vấn.
ĐIỀU TRỊ:
Nếu lỗ rò không bị nhiễm trùng, không cần xử lý gì.
Kê toa thuốc kháng sinh uống cho trẻ nếu lỗ rò có dấu hiệu nhiễm trùng sớm như đỏ và sưng.
Chọc và hút dịch từ ổ nhiễm trùng nặng được gọi là áp xe, nếu bệnh không đáp ứng với thuốc kháng sinh. Bác sĩ có thể “nuôi cấy” hoặc kiểm tra vi khuẩn có trong mủ.